VỊ CHÂN SƯ

Vị
Chân
Sư  (tt)

The Initiate  –Cyril Scott

(Xem Vị Chân Sư từ số đầu tiên trong mục Sách Dịch)

 

Phần chót của bộ chuyện ba cuốn The Initiateđãđăngtrong PST 75,dầu vậy trong cuốn đầu có chương VI mà nội dung không thuộc vào câu chuyện chính nên đã được tách ra để đăng sau rốt, cho mạch chuyện giữa những phần khác được trôi chẩy. Nay mời bạn xem đoạn cuối cùng.

Trong những chương trước hẳn ta nhận ra là ngài Justin Moreward Haig có một số quyền năng mà sao đi nữa, không thấy nơi đa số người, tuy vào lúc này ta thấy nó thường hơn so với thời viết chuyện. Lẽ tự nhiên các quyền năng đó làm tôi kinh ngạc, và chuyện cũng tự nhiên là việc sẽ khiến tôi tìm cách dò hỏi ngài về đề tài này; nhưng nếu tôi muốn dẫn dụ ngài biểu lộ chúng cho tôi hay ai khác coi, chỉ để chứng tỏ là có quyền năng, thì lại là chuyện khác. Thực vậy, ngài còn xin tôi đừng tiết lộ hiểu biết này dưới bất cứ hình thức nào rằng thầy có khả năng làm điều khác thường; bảo tôi là khi phải dùng quyền năng này hay kia để giúp người khác, ngài không thích chút nào những lời bàn tán từ đó sinh ra, nên ngài đặc biệt mong muốn là đừng khiến chúng tăng thêm không cần thiết.
“Những vị cao cả nhất trên hành tinh này,” ngài nói khi thảo luận vấn đề, “còn không dùng quyền năng của các ngài ngay cả theo cách vô hại mà thỉnh thoảng ta làm, tuy nói về thuật linh thị psychometry, nó tương đối thông dụng như chơi dương cầm khéo léo hay đọc bài diễn văn hay ho. Thực tế là những quyền năng này và thêm vào đó các quyền năng khác cao hơn, chỉ là những bước tiếp nhau nhờ thế người đệ tử khoa minh triết huyền bí có được niềm tin, và ta muốn nói tới loại niềm tin quý giá nhất, cái cho họ khuyếnkhích để theo đuổi con đường khó khăn tới sự giải thoát sau cùng.
“Vì lý do ấy, bậc thầy về huyềnbíhọc sẽ dạy học trò của ngài vài phép được gọi là quyền năng tạo phép lạ, nhưng còn muốn biểu lộ chúng cho nhân loại nói chung thì ngài sẽ không bao giờ làm, bởi nhân loại chưa sẵn sàng và chuyện không hợp đạo đức, khôn ngoan hay an toàn.”
Ngày kia, khi chúng tôi cùng với vài đệ tửkhác chú ý tới việc này, xin thầy Moreward giảng về các bí ẩn của khoa huyềnbíhọc của ngài, câu hỏi nêu ra là việc có thể đọc được tư tưởng người hay chăng, cũng như việc có được phép làm vậy khi pháttriển quan năng này. Để trả lời câu hỏi đó, ngài kể chúng tôi nghe một câu chuyện mà nếu do ai khác thuật lại thì ta khó mà tin sự tệ hại, xấu xa tột cùng của nó.
“Dĩ nhiên là ta phải đặt tên giả,” ngài mở đầu,” vì một hay nhiều người có liên quan đến chuyện không chừng còn đang sống, và chắc chắn là nhân vật chính trong chuyện - một học trò của ta - thì chẳng những là vậy mà hiện đang ngụ tại London. Chuyện xẩy ra khi anh đang trải qua giai đoạn pháttriển, có nghĩa những quan năng tâm linh của anh bắt đầu thể hiện, nhưng anh chưa học được cách làm chủ chúng đúng mức. Chúng ta sẽ gọi anh là Sinclair trong chuyện này, và ta phải cho các con biết anh là người có thể chất mạnh mẽ, chừng 38 tuổi. Những người khác liên quan đến chuyện gay cấn ngắn này là ba kẻ, gồm hai anh em tên Henry và Charles Thompson, và một phụ nữ ta gọi là Ethel Thompson, vợ của Henry.
“Anh Henry này không được hạnh phúc trong hôn nhân, cả anh lẫn Ethel không biết làm gì hơn là giữ vẻ lịch sự cứng ngắc trước mặt người khác, một vẻ lịch sự đáng nói hơn là thỉnh thoảng có sự bất hòa. Hơn thế nữa, người ta biết là Henry dùng ma túy, họ bàn tán anh bị vậy do tính khí tệ hại và nói chung là tính khó chịu của vợ, tuy ta nghĩ thật ra tìnhtrạng là do thần kinh bất an của anh hơn là tính khí của vợ.
“Henry là anh lớn và theo di chúc của cha, anh hưởng một tài sản đáng kể gồm dinh thự vùng quê đẹp đẽ, căn nhà to ở thành phố và thêm vào đó là nhiều tiền của; di chúc ghi là tất cả những điều này sẽ về tay người em khi Henry qua đời. Trong những điềukiệnấy, tại sao vợ anh không đòi ly thân là chuyện dễ đoán, vì như nhiều người bạn cô bảo nhau, cô lập gia đình với anh là vì tiền, và chẳng dễ gì cô chịu bỏ anh để vì thế mất đi phần lớn mục tiêu cuộc hôn nhân của mình.
“Còn một lý do khác tại sao cô tránh việc ly thân, vì người chồng với bao tiền của lại là kẻ hà tiện đáng kể, và cô biết chắc là sống xa anh là sống xa sự giầu sang của anh, và chỉ được hưởng trợ cấp không lấy gì đầy đủ. Thực vậy, về phần anh do tính rít róng của mình, rất chống đối việc cho vợ trợ cấp nào nếu có ly thân, và thà chịu đựng vợ cùng sự la lối của cô, còn hơn là cho vợ tiền ở nhà riêng mà anh không được hưởng gì trong nhà đó. Ấy là bản chất của lòng hà tiện: thà nó dùng tiền chôn vùi sự khổ sở còn hơn không được gì.
“Nói về Charles Thompson, anh có lòng khinh miệt đối với người anh của mình, loại khinh miệt mà ai có thể chất cường tráng cộng với dục vọng và ham muốn mạnh mẽ cảm thấy đối với kẻ yếu. Anh xem người anh nóng nẩy chộn rộn của mình là vết nhơ cho dòng họ, và cùng lúc ghen tị với anh mình về gia tài được hưởng, tuy vì nhiều lý do Charles thấy giữ kín tâm tình này thì tốt hơn, dù trong lòng anh thù ghét và khinh bỉ Henry.
“Ta không cần tìm kiếm đâu xa để hiểu các lý do này, vì khi giữ mối liên hệ thân thiện với anh mình, Charles thỉnhthoảng được hưởng nhiều điều xa xỉ và thú vui như đi săn, đi bắt v.v., có được nhờ sự giầu có và trang trại rộng lớn.
“Còn về Sinclair, sự quan tâm của anh với gia đình này thuần tính vị tha, dựa vào mối liên hệ ngày trước với Henry; bởi lúc đầu cả hai là bạn học với nhau rồi về sau lại cùng là sinh viên đại học Oxford. Thực vậy, tuy có tánh keo kiệt nhưng Henry lại ưa thích Sinclair, còn Sinclair thì hy vọng làm được chuyện tốt lành nhỏ bé cho bạn, nên nuôi dưỡng tình thân thay vì để cho nó tàn lụi đi như bình thường sẽ là vậy.
“Sự việc hết sức xấu xa mà ta sắp thuật đây xẩy ra ở trang trại nhà Thompson, lúc Sinclair và Charles Thompson đều là khách ngụ trong nhà. Khi ấy hai người là khách duy nhất ở đó, vì ảnhhưởng việc dùng ma túy của Henry ngày càng rõ rệt hơn, và vợ anh ngần ngại không muốn mời ai khác tới để họ chứng kiến cảnh tượng đồi trụy như vậy. Thế nên nhiều lúc chỉ có Charles và Sinclair với nhau; họ đi dạo, cỡi ngựa, hay ngồi đọc sách cạnh lò sưởi; trọn thì giờ còn lại thì Ethel Thompson quá bận rộn với chuyện riêng của mình nên không có mặt với họ, và Henry thì tâm trí và thân xác không an nên không chơi chung với cả hai.
“Rồi Sinclair thấy mình có cảm giác lạ lùng, bất cứ khi nào chỉ có mình anh với Charles và cả hai không trò chuyện lúc đó, một hình ảnh nhen nhúm hiện ra trong trí tưởngtượng của anh, và là bức tranh rất là kinh sợ. Thật vậy, lần đầu tiên ý thức việc ấy, đường nét cùng chi tiết tỏ ra mơ hồ nên anh gạt bỏ mọi điều khỏi tâm trí, cho đó là chuyện tưởngtượng vẩn vơ ban ngày, xẩy ra vào lúc tâmthức của ta thụ động hơn. Nhưng với thời gian, nó vẫn còn đó, lớn dần thành rõ rệt và chi tiết hơn, anh bắt buộc phải nhìn nhận là nó hẳn có ý nghĩa lạ lùng nếu không phải là tệ hại.
“Bởi anh ghi nhận một chuyện khác có thể có liên quan với nó, ấy là bất cứ khi nào anh đặc biệt ý thức là hình ảnh này len vào tâm trí thì Charles, người ngồi cạnh, lại rõ ràng thẫn thờ nghĩ điều chi đó, hay nhìn sững vào khoảng không với vẻ mặt tập trung tưtưởng kỳ lạ. Hơn thế nữa, một yếu tố khác dần dần thấy có lý với óc tưởngtượng của anh, là cảm xúc thù ghét dữ dội và xảo quyệt mà dù cố gắng hết sức, anh không làm sao gạt nó khỏi đầu óc.
Chúng tôi hỏi, ngắt ngang câu chuyện.
–  Nhưng cái hình ảnh, nó là gì vậy ?
“Ấy là cảnh Charles Thompson đứng cạnh giường Ethel, dùng gối đè cho nghẹt thở, và rồi chế chất trong một lọ nhỏ mầu xanh vào cổ họng cô.
Cả bọn chúng tôi cùng ồ ra tiếng.
“Đó là một phần của bức hình” ngài nói tiếp; “ các con sẽ thấy phần còn lại vì kể hết ra bây giờ sẽ mất hay.
“Nào, ba ngày trôi qua, và hình ảnh giết người này càng lúc càng len vào tâm tưởng của Sinclair cho tới khi nó gần như trở thành điều ám ảnh, làm anh sau cùng phải đối đầu không phải chỉ là với tưtưởng, mà thực sự là với một ý định xấu xa nhất.Nhưng mà, làm sao hành động đây ? Đó là vấn đề mà tâm trí bị dằn vặt của anh phải trực diện, vì cáo buộc người đàn ông này có ý định sát hại chị dâu anh ta là chuyện khó làm được, chưa nói là lại còn không ai khuyên làm thế.
“Thực thế, các con có thể tự hỏi mình, người đàn ông này sát hại Ethel để chi ? Vì ta phải nói thêm với các con là phần lớn tiền của sẽ không về tay cô sau khi chồng chết, mà về tay Charles. Hơn nữa, không ai có lý do gì để cho rằng Charles và Ethel không thân thiện với nhau, mà ngược lại có người bàn tán là lúc gần đây, Charles tỏ ra chú ý tới cô nhiều hơn là mức vừa phải cho một người em rể.
“Dầu vậy Sinclair nhận ra có một cách mà anh có thể thử, đó là khuyến cáo Ethel rằng anh thấy có linhcảm đáng ngại về cô, và xin cô đặc biệt cẩn thận, hay tốt hơn nữa, lấy cớ nào đó để quay về London, ngay lập tức. Nhưng không may là ở đây anh gặp phải chẳng những một người phụ nữ rất thực tế, coi khinh mọi cảm xúc huyền bí do hoàn toàn không biết gì chuyện này, mà còn hết sức cứng đầu. Khi anh vừa mấp mé nói về việc ấy, cô vui vẻ chê bai ngay, trách móc là anh tin chi chuyện mê tín dị đoan của bà già trầu và điều viễn vông ai cũng biết không có thật. Còn về việc cô theo lời khuyên mà anh tính đưa ra, Sinclair thấy không có mấy hy vọng nên bỏ ngay ý định và để yên sự việc.
“Sao đi nữa, một điều anh làm được là đề cập sơ vấn đề với Ethel, và sự việc làm tăng thêm tin tưởng của anh về ý định đen tối của Charles Thompson; bởi Ethel nêu ra sự việc khi trò chuyện ở bàn ăn để chê trách Sinclair, và anh do vậy ở vị trí thấy được ảnhhưởng mà việc ấy sinh ra, và nó đúng y như anh nghĩ. Vì quả thật là ánh mắt không nghi ngại gì của Ethel và Henry cho biết hai người không thấy có gì, vì lẽ giản dị là cả hai không có ý tìm kiếm điều chi, nhưng với con mắt cảnh giác của Sinclair, vẻ không thoải mái của Charles lộ ra thật đáng tin.
“Ta có nói với các con là Ethel và Henry không thuận hòa cùng nhau, nên không có gì ngạc nhiên là hai người ở hai phòng riêng, không kề cận nhau mà hơn nữa lại gần như ở hai đầu xa nhất của căn nhà. Vào dịp này, phòng của Sinclair ở ngay cạnh phòng của Ethel, phòng cho Charles nằm ở giữa khoảng phòng của Ethel và phòng chồng cô; tất cả các phòng đều nằm cùng tầng lầu và thông ra một hành lang dài.
“Việc Sinclair, khi càng lúc càng tin vào chuyện mưu sát sắp xẩy ra, có thể khuyến dụ Ethel khóa cửa phòng ban đêm thì đương nhiên không thể làm được, cứ theo cách cô đã xử sự với linhcảm của anh mà suy ra, nên anh thấy ngay là đề nghị sự cẩn trọng nhỏ nhặt ấy chỉ vô ích. Thay vào đó, anh làm việc mà đối với các con, ở mức này của câu chuyện, thấy là điều rất đỗi lạ lùng và chẳng ăn nhập chi; anh bắt đầu moi óc để nghĩ ra cớ nào đó khuyến dụ Henry Thompson rời nhà, đi khỏi suốt mấy hôm.
Chúng tôi lao nhao cắt lời.
“Mà tánh mạng Henry Thompson đâu có bị đe dọa.”
Ngài kiên nhẫn cho câu trả lời gây hoang mang.
“Đó chỉ mới là một phần lạ lùng của chuyện, nhưng chờ thì thấy.
“Nào, ý đầu tiên anh có là dàn xếp với một người bạn nào đó ở London, kêu họ gửi một điện tín cho Henry bảo cần gặp anh vì lý do này hay kia, làm anh phải ở lại London lâu; mà tự nhiên là cớ như vậy rất khó kiếm, nên rốt cuộc Sinclair bắt buộc thấy là phải bỏ ý định ấy. Còn với việc nài nỉ Henry rời nhà, chỉ vì trong trí anh thấylinhcảm là có nguy hiểm cho Henry, thì anh biết điều này vô ích với Henry y như với người vợ. Tới cuối, thực sự là chỉ có một việc anh có thể làm, giản dị là chờ đợi và trông chừng, trải qua những đêm hoàn toàn không ngủ đằng sau cánh cửa không đóng của mình, lắng nghe bước chân rón rén của Charles đi về phòng ngủ của Ethel.
“Mà ngay cả khi làm vậy, anh vẫn thấy có nguy hiểm cho mạng sống của Ethel; vì nếu anh ngăn được không cho Charles vào phòng ấy  - chuyện không khó cho lắm  - anh cũng không có bằng cớ thỏa đáng nào để cáo buộc Charles về ý định sát nhân của anh ta. Còn nếu để anh ta vào phòng, rồi theo sau, bắt ngay tại trận Charles đè nghẹt thở chị dâu, thì luôn luôn có khả hữu là Charles có thể khóa cửa phòng, và trong cảnh rối ren tiếp theo đó, viện cớ ngoại tình là điều ít tệ hơn để tránh.
“Thế thì, trong ba đêm Sinclair trải qua nhiều tiếng đồng hồ dài, canh chừng không ngủ dường như vô tận, mà không có gì xẩy ra. Anh lấy cái ghế bành kê sát cửa đóng lại mà ở ngoài nhìn thì có vẻ như cửa có cài then bên trong. Xếp đặt vậy xong, anh ngồi theo tư thế mà tai áp vào khe hở để có thể nghe tiếng động nhỏ nhất ở lối đi.
“Tới đêm thứ tư, quá đỗi mệt mỏi vì mất ngủ, anh cho là mình đã phải thiu thiu nhắm mắt thì cảm thấy như có tiếng nói trong đầu, mà theo cách kỳ lạ nào đó lại ở bên ngoài anh. Nó nói bằng một giọng ra lệnh:
–  Dậy mau và hành động !
Mở mắt ra, anh giật mình kinh hoảng là không chừng việc ngủ quên của mình đã làm Ethel thiệt mạng, anh nhìn lên và thấy đứng trước mặt mình một bóng người, đó là hình bóng người mà anh biết.
–  Con phải cứu ba người, làm như bóng đó ra lệnh. Đi nhẹ vào phòng cô và trốn phía bên kia giường đừng để ai thấy, rồi chờ ! Đóng cửa phòng con và phòng cô ! Mau đi, mà yên lặng !
“Mất một phút làm theo lời này, và khi vào phòng của Ethel, anh có thể nghe tiếng cô thở và biết không nghi ngại gì là cô đang say ngủ trong đêm. May mắn thay, hôm ấy đêm rằm và anh có thể nhìn rõ mọi vật trong phòng nên không sợ đụng vào bàn ghế làm cô tỉnh giấc. Thế nên anh đi thật rón rén sang phía bên kia giường như được dặn, và nằm xuống sàn chờ.
“Anh nằm chờ năm hay mười phút sau mà tiểu thuyết giarẻ tiền sẽ tả là anh nghe tiếng tim đập thình thịch trong lồng ngực mình; sau một lúc dài anh nghe cửa mở rất êm xong đóng lại, có tiếng chân đi tới phía bên kia của giường rồi có tiếng đánh thịch của cái gối lông ụp lên mặt người ta.
“Vài giây sau, anh chạy ào ra từ đằng sau đâm sầm vào Charles, làm cái lọ nhỏ mầu xanh rơi xuống sàn nhà, trong khi ấy Ethel đưa tay hất cái gối lông khỏi mặt, ngồi bật dậy trên giường bị chấn động mạnh mẽ và hoang mang cùng cực. Sinclair thấy khó mà nhớ chính xác việc gì xẩy ra ngay sau đó, vì anh vừa phải vật lộn bằng tay chân và cũng vật lộn bằng lời; nỗ lực đầu tiên của anh là ngăn không cho Charles chạy thoát khỏi phòng trước khi Ethel có thể khám phá đó là ai.
“Tuy nhiên điều anh nhớ là ba giọng nói chen vào nhau rối loạn, cả ba hỏi chung một câu cùng một lúc, và Ethel nhẩy ra khỏi giường bật đèn lên. Rồi anh thấy mình buông Charles ra, đứng quay lưng về phía cửa ngăn chặn, xin hai người nhỏ giọng bớt để không làm kẻ giúp việc trong nhà thức dậy và gây tai tiếng.
“Chà, các con có thể tưởngtượng việc gì diễn ra tiếp theo. Charles, thấy bị dồn vào chân tường, tìm cách lấp liếm và làm vậy thiệt dở. Khi Ethel giận dữ muốn biết chuyện có nghĩa là sao - cái gối lông mà có ai đã tìm cách đè cô ngộp thở, và lọ laudanum trên sàn (dung dịchcóthuốcphiện)- Charles lập tức quay sang Sinclair và cáo giác là anh tính sát hại: Charles nghe có tiếng động và nghĩ hẳn có trộm vào nhà nên bước ra hành lang, vừa đúng lúc thấy Sinclair đi vào phòng Ethel nên anh đi theo; đây là lời nói dối anh đưa ra với cô.
Mà Sinclair cũng ngang cơ. Anh đi mau tới cái gối nằm trên sàn, cầm chắc nó trong tay và bảo.
–  Nói thế không xong đâu. Gối này ở Hồng phòng - là phòng của Charles - có chữ Hồng phòng trên gối; lọ kia thì ở trong phòng của Henry, là kế phòng anh, mà anh lấy trộm nó bên cạnh giường của Henry. Kêu Henry làm chứng dễ lắm.
Rồi Charles tìm thế nói cho qua nữa.
–  Trời đất, anh à, Charles kêu lên, tôi muốn giết chị dâu tôi làm gì ? Anh tưởng là bồi thẩm đoàn nào cũng sẽ tin chuyện vô lý ấy hay sao ?
–  Anh vừa cáo buộc tôi lúc nẫy là tìm cách sát hại chị, mà tôi đâu có mục tiêu khả dĩ nào; tiền của trong gia đình chắc chắn sẽ không về tay tôi khi chị chết đi. Sinclair bình tĩnh đáp trả.
–  Bộ anh tưởng nó sẽ về tay tôi à, đồ điên ? Charles bẻ lại. Coi coi, nếu muốn giết ai để lấy tiền thì hẳn là phải chọn anh tôi.
–  Nó nhắm vô anh của anh, Sinclair nói rất chậm rãi. Anh tính là sát hại chị dâu để anh của anh bị kết tội và bị treo cổ.
Nghe vậy Charles té sụp.
Tới đây thầy Moreward ngưng một chốc như để nhớ phần cuối của chuyện, nếu còn khúc chót.
–  Mà con không hiểu rõ, một người trong bọn chúng tôi nói. Con không thấy có liên hệ gì giữa cái gối và lọ laudanum.
“Các con sẽ hiểu khi ta giải thích việc gì diễn ra sau đó, ngài mỉm cười trả lời. Ethel không phải là phụ nữ thiên về tìnhcảm; ai như vậy không chịu lấy đàn ông vì tiền; ngược lại, cô là phụ nữ lạnh lùng và sắt đá nên không la hét hay tỏ dấu hiệu đặc biệt nào là kinh sợ. Cô chỉ giận điên lên, cơn giận sinh ra do thái độ cho là mình chính đáng.
“Cô muốn có công lý, mà không muốn trả thù vì rất ghét nếu có ai biết là cô có liên hệ gì với kẻ sát nhân. Cô thấy ngay lập tức là Charles phạm lỗi lầm gì đó rất lớn, vì sự khác biệt về phong thái giữa hai người đàn ông thật hiển nhiên, nhưng cô không tin sự tệ hại của người em rể, cho tới khi Sinclair giải thích cho cô rõ trọn đầu đuôi sự việc đáng sợ làm anh phải hành động như đã làm để cứu mạng cô.
“Hình ảnh mà Sinclair thấy trọn (bởi các con nhớ rằng ta chỉ đưa ra cho con biết một phần) là cảnh Charles lẻn vào phòng Henry, lúc người sau li bì mê man mà chỉ ma túy mới sinh ra giấc ngủ như thế, lấy trộm chai laudanum, rồi đè gối cho Ethel nghẹt thở, và sau hết chế thuốc độc vào cổ họng Ethel. Đó là phần đầu của bức hình, còn phần hai là cảnh ở tòa với Henry bị xử vì tội sát hại vợ, và chót hết bị treo cổ.
“Cảnh này có thực sự là kết cục hay không, và một người vô tội bị kết án thay vì kẻ có tội, thì khó mà nói; chắc chắn là người ta biết Henry và Ethel sống chung với nhau trong cảnh bất hòa gần như lộ rõ. Gần đây Charles đã tỏ ý lộ liễu là theo đuổi cô, nhằm cho thêm lý do ngoài mặt để Henry sát hại vợ mình -  vì ghen tương -  và nếu Sinclair không can thiệp, rất có thể một trong các thảm kịch đáng sợ nhất của thời nay sẽ diễn tiến.
“Dầu vậy, may mắn là chuyện xẩy ra lại hoàn toàn khác hẳn, vì sau đó Sinclair làm Ethel và Henry thấy được là Charles có lỗi, và chót hết khuyên được Charles chịu rời nước đổi lại cho lời hứa là sẽ không có thưa kiện chi. Và đó là kết cục cho câu chuyện của ta về việc tìm cách mưu sát hai kẻ vô tội do lòng yêu thích của cải, điều là mẹ đẻ của nhiều thảm kịch.
–  Nhưng mà chưa hết chuyện, có kẻ trong bọn tôi nói, vì thầy chưa cho chúng con hay hình bóng trong phòng là ai.
–  Hình bóng trong phòng, thầy Moreward ngẫm nghĩ nói, ta cho là nó không quan trọng.
–  Trời, đâu có, nó là nửa câu chuyện đó ạ.
–  Các con sẽ kín miệng chứ ? thầy hỏi cặn kẽ.
Chúng tôi bảo đảm với ngài.
–  Thế thì, Ta là hình bóng trong phòng.

Trích: The Initiate, chương VI, Cyril Scott.